Bí kíp giúp vợ chồng tránh mâu thuẫn mà luôn hòa thuận vui vẻ bên nhau

Trong mỗi gia đình luôn có những mối quan hệ không tránh khỏi nhiều lần mâu thuẫn, đặc biệt là giữa những cặp vợ chồng. Không có một ai chắc chắn là gia đình mình sẽ không có những phút tranh cãi với nhau, để tránh được những cuộc nói chuyện gây tranh cãi lên đến đỉnh điểm, nghiêm trọng có thể dẫn đến hôn nhân đổ vỡ. Hôm nay sẽ chia sẻ bí kíp giúp vợ chồng tránh mẫu thuẫn mà luôn hòa thuận vui vẻ bên nhau, vợ chồng biết cách chia sẻ, tôn trọng, nhường nhịn và đặt vị trí tấm lòng của mình vào đối phương để tìm điểm chung thấu hiểu nhau, khi đó vợ chồng sẽ có được cuộc sống gia đình hạnh phúc.

Giữ bình tĩnh không nên nói nhiều lúc nóng giận

Giữ bình tĩnh không nên nói nhiều lúc nóng giận
Giữ bình tĩnh không nên nói nhiều lúc nóng giận

Nếu bạn nghĩ mình là người không biết kiềm chế cơn nóng giận, thì cách tốt nhất là hãy giữ im lặng lúc đó. Sau một buổi tối suy nghĩ, hai bạn có thể tiếp tục cuộc trò chuyện vào sáng hôm sau. Để tránh những tổn thương về lời nói do cơn nóng giận gây ra. Khi đó sẽ không gây tổn thương cho đối phương bởi lời nói của mình vừa lỡ lời nói ra lúc nóng giận.

Tìm thời điểm thích hợp để ngồi nói chuyện với nhau

Hai người là hai cá thể khác nhau, vậy nên sẽ có những lúc bạn và anh ấy. Sẽ có những quan điểm đối lập trong công việc. Gia đình, cách chăm sóc con cái. Những lúc như vậy nếu muốn để anh ấy lắng nghe ý kiến của bạn. Thì bạn nên khéo léo chọn thời điểm thích hợp, đó có thể là vào buổi tối khi con cái đã đi ngủ. Và anh ấy cũng đã rời mắt khỏi tờ báo, hoặc vào buổi sáng sớm khi tinh thần anh ấy đang trong lúc thoải mái nhất.

Trò chuyện chia sẻ những lời nói tích cực động viên

Đàn ông được ví như những đứa trẻ lớn xác. Vậy nên thay vì chỉ trích bạn hãy sử dụng lối nói chuyện nhẹ nhàng, mềm mỏng. Có thể mở đầu bằng cách khen và nhìn vào những điểm tốt của anh ấy trước. Nhưng nhớ là nên nói một cách chân thành chứ đừng giả tạo. Bởi vì nếu bạn giả tạo rất nhanh chóng anh ấy có thể biết được ngay. Hoặc bạn cũng có thể mở đầu bằng những câu “em muốn chia sẻ với anh điều này”. “Em cảm thấy”, “anh có thời gian không, có thể lắng nghe em một lát được không”….

Trò chuyện chia sẻ những lời nói tích cực động viên
Trò chuyện chia sẻ những lời nói tích cực động viên

Khi bạn làm điều này, thay vì đề cao cảnh giác, anh ấy sẽ cởi mở để lắng nghe. Lúc nói chuyện bạn nên tập trung vào chia sẻ cảm xúc. Tránh sự đổ lỗi hoặc dẫn dắt câu chuyện theo hướng ai sai hay đúng. Đó là những dấu hiệu của sự tấn công. Khi anh cảm nhận được điều đó, anh sẽ đề cao cảnh giác. Và có nhiều khả năng sẽ chống trả, điều đó dễ khiến cuộc nói chuyện kết thúc nhanh chóng. Mà hai bạn vẫn chưa tìm ra được hướng giải quyết cho vấn đề.

Nên lắng nghe nhiều hơn là nói để hiểu nhau

Nên lắng nghe nhiều hơn là nói để hiểu nhau
Nên lắng nghe nhiều hơn là nói để hiểu nhau

Lắng nghe cũng là một nghệ thuật và trong giao tiếp giữa vợ chồng nó càng trở nên cần thiết. Lắng nghe để hiểu nhau hơn, để đưa ra được giải pháp. Vậy nên khi bạn nói xong mà đối phương muốn bày tỏ quan điểm thì đừng ngắt lời, đừng phòng thủ mà hãy thử đặt mình vào vị trí của anh ấy. Bạn không nhất thiết phải đồng ý, nhưng hãy cố gắng lắng nghe để hiểu quan điểm của người đối diện. Một khi anh cảm thấy bạn có lắng nghe, có sự tôn trọng khả năng nhiều là anh cũng sẽ sẵn sàng lắng nghe lại câu chuyện của bạn.

Nói rõ quan điểm suy nghĩ của mình tránh hiểu nhầm

Để đảm bảo rằng người đối diện hiểu đúng thông điệp. Sau khi nói xong bạn nên dừng lại một chút và dành thời gian để hỏi ngược lại. Nếu anh ấy nói điều gì đó, bạn lặp lại những gì bạn đã nghe, hỏi xem anh ấy có cảm thấy bạn đã hiểu thông điệp của anh đưa ra không. Những cách trên đã được rất nhiều cặp vợ chồng áp dụng thành công vậy. Nên chỉ cần nắm giữ bí kíp giúp vợ chồng tránh mẫu thuẫn mà luôn hòa thuận vui vẻ bên nhau. Cuộc sống hôn nhân của bạn sẽ trôi qua vô cùng nhẹ nhàng và hạnh phúc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!