Phụ huynh tuyệt đối không nên nói những câu này với trẻ

Trẻ con từ khi còn nhỏ đã có thể hiểu và nhận thức được những câu nói xung quanh chúng. Có rất nhiều cha mẹ trong những lúc nóng giận, mất kiểm soát trong lời nói đã buông những lời không được cho là tốt đối với trẻ. Điều này khiến cho trẻ bị ảnh hưởng về tấm lý và có thể đến sau này trẻ lớn lên vẫn còn bị ám ảnh bởi những câu nói từ ba mẹ. Vì vậy, việc bố mẹ nên lưu ý và kiểm soát những câu nói của mình đối với trẻ là một việc hết sức nên làm. Dưới đây, Picoletos sẽ đem đến cho bố mẹ 6 câu nói nên tránh trong lúc nóng giận, mất kiểm soát bên trẻ.

Những câu nói của ba mẹ khiến tâm lý của trẻ bị ảnh hưởng

Các bậc phụ huynh cần tránh thốt ra 6 câu này dù là trong lúc nóng giận, mất kiểm soát, nếu không sẽ vô tình làm ảnh hưởng tới sự phát triển về mặt tâm lý của con sau này.

Chờ bố/mẹ về rồi con hãy hỏi

Chờ bố/mẹ về rồi con hãy hỏi
Cha mẹ luôn là người trẻ luôn dựa dẫm

Đây là câu nói được xem là thiếu trách nhiệm mà các bậc phụ huynh thường mắc lỗi, khi con trẻ hỏi về một vấn đề nào đó. Việc “thiếu hợp tác” từ cha mẹ với những câu hỏi thắc mắc của con trẻ sẽ dần tạo thói quen khiến bé thu mình lại, không muốn đối thoại với người lớn và tự tìm câu trả lời theo ý mình. Điều này nếu kéo lâu dài sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và sự phát triển trong tính cách trong tương lai của trẻ.

Câu nói kinh điển của cha mẹ “Con giống y hệt cha/mẹ của con”

Những câu nói kiểu thế này hầu hết do các bậc làm cha mẹ trẻ đang có vấn đề gì đó bất hoà với nhau rồi sau đó trút giận lên trẻ. Việc này vừa khiến cho người bố hoặc mẹ và cả người con cảm thấy bị xúc phạm. Khi đó, người cha/mẹ vô tình đã đẩy con vào cuộc đấu tranh để chọn lựa, hoặc là theo phe bố hoặc là theo phe mẹ; trong trường hợp bố mẹ đã ly dị thì cảm giác của trẻ càng tồi tệ hơn.

Khiến trẻ bị ảnh hưởng bởi câu nói “Con không xứng đáng được bố mẹ yêu nữa”

Khiến trẻ bị ảnh hưởng bởi câu nói "Con không xứng đáng được bố mẹ yêu nữa"
Hãy yêu thương và lắng nghe trẻ

Khi bạn nói với con trẻ điều đó, thế giới trong mắt chúng gần như sụp đổ. Mối quan hệ với mẹ – đó là chiếc cầu nói chúng với cuộc sống xung quanh, mất chiếc cầu ấy, với trẻ sẽ là một vực sâu mà chúng không biết bám víu vào đâu. Ngoài ra, khi nói câu đó, bạn sẽ không làm cho trẻ nghe lời. Nó sẽ không làm bất cứ điều gì mà bạn yêu cầu với cách dọa dẫm đó.

Xua đuổi trẻ “Đi chỗ khác để bố/mẹ làm việc”

Nếu bạn gạt con ra khỏi cuộc sống thường ngày. Chúng sẽ nghĩ rằng bạn luôn bận rộn, không được phép làm phiền vì bất cứ vấn đề gì. Khi không nhận được đầy đủ sự quan tâm thời thơ ấu. Trẻ sẽ ít chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ cùng cha mẹ khi lớn lên. Nếu bạn không thể quan tâm con ngay lập tức. Hãy kiên nhẫn yêu cầu chúng cho bạn một vài phút để hoàn thành những việc đang làm.

Câu nói thay thế: “Xin hãy cho bố/mẹ một vài phút để hoàn thành việc này. Rồi chúng ta sẽ cùng trò chuyện được chứ?”.

Dùng câu so sánh “Con thua anh/ chị của con”

Câu nói này cũng tương tự như những câu hàm ý về sự so sánh đã nêu ở trên. Mỗi đứa trẻ sinh ra sẽ có một tính cách riêng, không thể áp đặt tính cách. Ưu điểm của đứa này lên đứa khác được. Việc so sánh như thế sẽ gây tổn thương và ức chế tinh thần rất lớn cho trẻ. Vô hình tạo ra khoảng cách giữa các con với nhau. Và tình cảm anh chị em trong gia đình cũng bị sứt mẻ.

Nên quan tâm đến cảm xúc của con hơn là câu “Con đừng khóc nữa”

Khóc là hành động hoàn toàn bình thường, ngay cả việc khóc vì những điều nhỏ nhặt nhất. Với câu nói này, bạn đang hạ thấp cảm xúc của con, khiến chúng nghĩ rằng cảm xúc của mình không quan trọng, hành động của mình là vô nghĩa. Thay vào đó, bạn hãy thể hiện sự quan tâm và muốn chia sẻ cảm xúc với con. Câu nói thay thế bạn nên nói với con là: “Chuyện gì đã xảy ra?” hoặc “Sao con lại buồn như vậy?”. Như vậy sẽ giúp trẻ mạnh dạng chia sẻ với bạn hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!