Bật mí cách luyện tập tư thế xoạc chân đứng trong yoga

Tư thế yoga xoạc chân đứng là một trong những tư thế khó nhất trong yoga. Nó đòi hỏi sự linh hoạt ở hông, gân kheo, xương cụt và cơ tứ đầu. Nhưng điều này không có nghĩa là chúng ta không thể thực hiện và chinh phục được tư thế đó, bài tập xoạc chân đứng có khả năng kích thích cơ, mở khớp háng, làm mềm chân và giúp hệ xương phát triển hơn, từ đó tăng trưởng chiều cao một cách tối đa. Ngoài ra, hãy tập các động tác xoạc chân mỗi ngày để giúp chân người tập thon gọn hơn. Ngoài ra, động tác xoạc chân còn yêu cầu cơ thể người tập phải căng ra để thích ứng với chuyển động, từ đó giúp cơ thể mềm mại, uyển chuyển hơn.

Lợi ích của tư thế xoạc chân đứng trong yoga

Lợi ích của tư thế xoạc chân đứng trong yoga
Lợi ích của tư thế xoạc chân đứng trong yoga

Tư thế xoạc đứng có tác dụng kéo giãn toàn bộ phần sau của cơ thể, đặc biệt là gân kheo và bắp chân. Tư thế này không chỉ giúp tăng sức mạnh cho đùi, đầu gối và mắt cá chân mà còn giúp kéo căng cơ háng. Không những vậy, việc giữ thằng bằng trên 1 chân trong khi gập người ở động tác xoạc đứng còn tạo ra một thách thức rất lớn đối với khả năng giữ thăng bằng của cơ thể.

Đây cũng được xem là một tư thế đảo ngược nhẹ. Do đó, nó có thể mang đến cho bạn tất cả những lợi ích mà các tư thế đảo ngược khác đem lại như giảm đau đầu, lo lắng, mệt mỏi, mất ngủ và trầm cảm nhẹ. Không những vậy, tư thế này còn giúp tăng lưu thông máu lên não, giúp xoa dịu hệ thần kinh, giảm căng thẳng, cải thiện trí nhớ và sự tập trung.

Bí kíp trước khi luyện tập

Hãy chắc chắn rằng bạn nhấn cơ thể của mình nhẹ nhàng trong từng động tác Yoga; vì như thế mới có thể mở được những bộ phận cứng nhắc một cách chậm rãi. Đừng quá ép bản thân trước khi cơ thể chưa sẵn sàng để tránh gặp chấn thương. Nếu bạn cảm thấy đau khớp hoặc ở bất kì chỗ nào mà cơ bắp kết nối với xương, hãy thoát thế và thư giãn một chút cho đến khi cơn đau giảm bớt.

Thực tế, xoạc chân cũng là một động tác trong bộ môn Yoga có độ linh hoạt và kỹ thuật khá cao. Nhưng nếu tập luyện động tác này thường xuyên, người tập sẽ cảm nhận được những thay đổi tích cực về sức khỏe cũng như vóc dáng.

Hướng dẫn thực hiện động tác xoạc đứng

Để thực hiện tư thế xoạc đứng, bạn hãy:

  • Bắt đầu ở tư thế quả núi (Tadasana) với hai cánh tay đặt xuôi theo hai bên. Giữ hơi thở ổn định và nhịp nhàng.
  • Hít vào và nâng 2 tay qua đầu. Thở ra, gập người về phía trước từ hông. Đưa hai tay chạm sàn, chân đứng thẳng, không chùng gối
  • Chuyển trọng lượng lên bàn chân phải và phân bố đều trên cả hai tay. Sau đó, nâng chân trái lên cao hết mức có thể về phía trần
  • Đưa tay ra sau (về hướng gót chân phải) để kéo căng sâu hơn. Hít thở sâu và thư giãn vai
  • Giữ cho đầu gối và bàn chân phải hướng về phía trước
  • Giữ tư thế trong 5 nhịp thở. Sau đó, từ từ hạ chân trái xuống sàn, trở lại tư thế gập người và đổi bên.

Biến thể của tư thế xoạc đứng

Biến thể của tư thế xoạc đứng
Biến thể của tư thế xoạc đứng

Nếu gân kheo không đủ linh hoạt, bạn sẽ rất khó thực hành tư thế này. Dưới đây là một số sửa đổi giúp bạn thực hiện tư thế này dễ dàng hơn:

  • Nếu hai tay không chạm được lên sàn, hãy đặt gạch tập yoga bên dưới mỗi tay. Còn nếu cơ thể đủ linh hoạt, bạn có thể dùng tay trái nắm chặt lấy mắt cá chân phải (chân đang giữ thăng bằng)
  • Để tăng độ khó, bạn hãy chùng gối chân đang giữ thăng bằng, sau đó nhấc chân đã nâng lên cao hơn một chút; sau đó duỗi thẳng chân một lần nữa.
  • Để hỗ trợ chân nâng lên khi bạn chưa có đủ sức mạnh và sự linh hoạt; bạn có thể gác lên ghế, bàn hoặc ấn mạnh vào tường.

Lưu ý khi thực hành động tác

Trước khi thực hiện tư thế xoạc đứng, bạn cần chú ý khởi động gân kheo thật kỹ trước khi thực hiện. Bạn có thể làm điều này bằng cách thực hành chuỗi bài tập chào mặt trời, tư thế trăng lưỡi liềm; tư thế tam giác (Trikonasana) và tư thế kim tự tháp (Parsvottanasana).

Tư thế đứng gập người (Uttanasana) sẽ tạo nền tảng cho tư thế này; vì vậy điều quan trọng là bạn phải học cách căn chỉnh cơ thể chính xác trong tư thế Uttanasana; trước khi chuyển sang tư thế xoạc đứng.

Không thực hiện nếu bạn bị chấn thương mắt cá chân, đầu gối hoặc thắt lưng.  Thực hiện tư thế trong phạm vi giới hạn, tránh ép buộc cơ thể quá mức. Nếu băn khoăn về các vấn đề sức khỏe, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tập.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!